-
- Tổng tiền thanh toán:
Tại sao chúng ta hay trì hoãn?
Tác giả: Biên Tập Viên Ngày đăng: 30/12/2020
Sự trì hoãn là thói quen chọn làm những việc thú vị, dễ dàng hơn so với việc mà bạn cần phải làm. Email, Twitter, Facebook, ăn uống, ngủ và Netfix là những người bạn thân nhất của người hay trì hoãn. Đặc biệt là đối với dân Marketing, những người thường xuyên "lướt sóng" trên các trang mạng xã hội để bắt trend nên có khả năng cao dễ sa đà và rơi vào bẫy trì hoãn.
Vậy nguyên nhân cốt lõi của việc trì hoãn là gì và việc làm chủ cảm xúc sẽ giúp bạn thoát bẫy như thế nào, hãy cùng Tài Tài tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tại sao chúng ta trì hoãn?
Để đánh bại sự trì hoãn một vài lần và mãi mãi, trước tiên bạn phải hiểu nó xuất phát từ đâu. Có một số lý do có thể dẫn đến sự trì hoãn, chẳng hạn như:
- Quá tự tin rằng có thể hoàn thành nhanh hơn so với dự tính
- Không biết bắt đầu từ đâu
- Cảm giác rằng nhiệm vụ đó không quan trọng (Hoặc ít nhất, bạn cảm thấy không cần dành nhiều sự quan tâm cho nó)
- Lười biếng
Nhưng những lý do này có thực sự chính xác và đầy đủ? Câu trả lời là "Không", bạn không chần chừ vì bạn lười biếng, hoặc bất kỳ lý do nào đã nói ở trên. Bạn chần chừ vì:
Bạn thiếu động lực và/hoặc bạn đánh giá thấp sức mạnh của cảm xúc hiện tại so với cảm xúc trong tương lai khi bạn đặt mục tiêu hoặc lập danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành.
Chần chừ không phải là việc bạn không có khả năng quản lý thời gian của bạn, mà là một cách đối phó với những cảm xúc thách thức và tâm trạng tiêu cực do một số nhiệm vụ bạn được giao. Theo Tiến sĩ Tim Pychyl - Giáo sư tâm lý học và là thành viên của nhóm nghiên cứu về sự trì hoãn tại Đại học Carleton, Ottawa: Sự chần chừ có thể được hiểu là việc ưu tiên thoả mãn tâm trạng ngắn hạn hơn là huấn luyện lý trí thực hiện các hành động phải làm - Cái mà thường chẳng mấy dễ chịu. Nói một cách đơn giản, sự chần chừ là về việc dễ dãi với tâm trạng tức thời, hơn là bắt đầu với nhiệm vụ mới.
Bản chất của vấn đề này phụ thuộc vào nhiệm vụ hoặc tình huống nhất đinh. Nó có thể là do một cái gì đó vốn đã khó chịu từ chính nhiệm vụ được giao - Phải lên chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới hoặc viết một bài blog với chủ đề phức tạp. Nhưng nó cũng có thể xuất phát từ những cảm xúc sâu xắc hơn liên quan đến nhiệm vụ, chẳng hạn như nghi ngờ năng lực của bản thân, lo lắng hoặc bất an. Nhìn chằm chằm vào một bản brief trống, bạn có thể nghĩ, tôi không đủ thông minh để viết nó.
Ngay cả khi tôi làm, mọi người sẽ nghĩ gì về nó? Viết thật khó. Nếu tôi làm ra một kế hoạch tồi tệ thì sao? Tất cả những điều này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng nên đặt công việc này sang một bên và đi xem phim thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Tác hại của việc chần chừ
Nhưng những cảm xúc đó sẽ vẫn ở đó mỗi khi chúng ta quay lại với nó, cùng với sự căng thẳng và lo lắng gia tăng, cảm giác thiếu trách nhiệm và tự trách mình. Trước mắt, việc thực hiện một công việc khác mang lại sự nhẹ nhõm tạo cho bạn cảm giác được khen thưởng. Và chúng ta biết từ chủ nghĩa hành vi cơ bản rằng khi chúng ta được thưởng cho một thứ gì đó, chúng ta có xu hướng làm lại. Đây chính xác là lý do tại sao sự trì hoãn có xu hướng không phải là một hành vi một lần, mà là một chu kỳ, một điều dễ dàng trở thành một thói quen mãn tính.
Theo thời gian, sự trì hoãn mãn tính không chỉ làm giảm năng suất làm việc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần và thể chất của chúng ta, bao gồm căng thẳng mãn tính, tâm lý chung và sự hài lòng thấp, các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, sức khoẻ kém, bệnh mãn tính và thậm chí tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
Làm thế nào để vượt qua và làm việc một cách hiệu quả?
Giải pháp không liên quan đến việc tải xuống ứng dụng quản lý thời gian hoặc học các chiến lược mới để tự kiểm soát. Nó có liên quan đến việc quản lý cảm xúc của chúng ta theo một cách mới.
1. Tự tha thứ cho bản thân
Cách thứ nhất là tha thứ cho chính mình vì thời gian đã bỏ phí vì chần chừ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những sinh viên có thể tha thứ cho bản thân vì sự trì hoãn khi học bài kiểm tra đầu tiên, ít trì hoãn hơn khi học bài kiểm tra tiếp theo. Họ kết luận rằng tự tha thứ đã hỗ trợ năng suất bằng cách cho phép cá nhân vượt qua hành vi không lành mạnh của họ và tập trung vào kỳ thi sắp tới mà không phải chịu gánh nặng của các hành vi trong quá khứ.
2. Tìm nguyên nhân cốt lõi của cảm xúc
Nếu bạn cảm thấy bị trì hoãn, hãy tập trung vào những cảm giác nảy sinh trong tâm trí và cơ thể bạn. Những cảm giác nào đang khơi gợi sự cám dỗ của bạn? Chúng nhắc bạn điều gì? Nguyên nhân khiến những cảm xúc khác nảy sinh? Để giải quyết, bạn có thể tìm cách tạm "cách ly" mình ra khỏi những cảm xúc đó ngay bằng việc thay thế vào một việc dễ dàng tốn ít thời gian hơn, thay vì tiếp tục lướt Facebook, điều này có liên quan tới cách sống.
3. Tập trung vào hành động tiếp theo
Theo Dr. Pychyl, chỉ tập trung vào hành động tiếp theo, sẽ giúp làm dịu thần kinh của chúng ta và nó tạo ra là tự lừa dối (a layer of self-deception). Khi bắt đầu một nhiệm vụ nhất định, bạn có thể coi hành động tiếp theo là một khả năng đơn thuần, bạn hãy tự hỏi: "Đâu sẽ là hành động tiếp theo tôi bắt đầu thực hiện việc này, mặc dù tôi không có ý định làm nó?". Có lẽ bạn sẽ check mail của khách hàng hoặc có lẽ bạn sẽ gửi lại feedback của Client cho team của bạn. Đừng chờ đợi để có tâm trạng thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Động lực sẽ tới sau khi bạn thực hiện hành động đầu tiên.
4. Tập phá bỏ thói quen
Theo bà Gretchen Rubin, tác giả của cuốn "Better Than Before: What I Learned About Making and Breaking Habits", chúng ta có thể đặt ra những trở ngại giữa chúng ta và những cám dỗ. Nếu bạn bắt buộc kiểm tra tin nhắn trên messenger, hãy xoá các ứng dụng đó khỏi điện thoại hoặc tâm trí của bạn, quy định khung giờ bạn được phép kiểm tra tin nhắn, đặt một mật khẩu phức tạp với không chỉ 5 chữ số mà là 12 chữ số.
5. Có người đồng hành
Khi phải bắt đầu làm một việc gì đó mà bạn cảm thấy khó khăn, hãy tìm cho mình một người đồng hành đáng tin cậy. Người này vừa kề cận thực hiện chung công việc, tạo động lực cho bạn, đồng thời cũng có vai trò giám sát, đốc thúc. Nếu như trong môi trường công sở đó có thể là sếp hoặc đồng nghiệp. Nếu bạn cần hình thành thói quen viết lách mỗi ngày hay học thêm các khoá học marketing để nâng cao kiến thức hãy rủ một người bạn của mình cùng đồng hành.
Bất cứ khi nào bạn muốn trì hoãn, hãy tưởng tượng viễn cảnh bạn phải đối mặt trong tương lai. Tập trung vào nỗi đau khi không hoàn thành được, nó tương phản thế nào với sự nhẹ nhõm vì đã hoàn thành nhiệm vụ của bạn. Nếu bạn có thể làm điều này thành công, kết hợp với 5 Tips mà Tài Tài đã chia sẻ trong bài viết này, bản thân bạn trong tương lai sẽ cảm ơn bạn. Việc đầu tiên, hãy thử lên kế hoạch cho sự nghiệp của bạn để mọi dự định không đi vào trì hoãn. Chúc bạn thành công!